跳到主要內容區
 

文學南向新突破: 《舌尖與筆尖:台灣母語文學的發展》越南文譯本出版 Lễ ra mắt sách mới: Đầu lưỡi và ngòi bút: Lịch sử văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan

文學南向新突破: 首本台語文學史越譯本出版

由國立台灣文學館委託國立成功大學越南研究中心翻譯的越南文版《舌尖與筆尖:台灣母語文學的發展》專書已於近日由「越南作家協會出版社」正式在越南出版,並於716日在國立台灣文學館辦理新書發表。由於這是第一本以越南文介紹台灣母語文學史的專書,發表會現場擠爆來賓,吸引台越二國文學界愛好者出席與會,這顯示台越兩國的文學交流已進入更緊密友好的階段。

該書原著為台文筆會前理事長廖瑞銘教授。廖瑞銘教授終其一生長期投入台灣母語運動並曾擔任戰後發行最久的台語文學雜誌《台文通訊Bong報》主編。越文版主編為成大台灣文學系兼越南研究中心主任的蔣為文教授。蔣為文教授精通越南語並長期從事台越文化交流。這次翻譯團隊由蔣為文教授召集成大台文系越南籍優秀畢業生蔡氏清水、范玉翠薇、呂越雄等共同執筆翻譯。蔣為文教授表示,成大台文系十幾年前即超前部署積極前往越南招生並促進台越二國的文學與文化交流。由於成大台文系長期的經營才能培訓一批專精台越文學比較之人才,也才能促成這本書的精準翻譯與出版。

國立台灣文學館館長蘇碩斌教授表示,該館自2010年推動台灣文學外譯以來共完成九種語言、一百多本台灣文學作品的翻譯出版。當初選定廖瑞銘教授的《舌尖與筆尖:台灣母語文學的發展》,就是考量母語文學的發展代表台灣作家追求民族語言與文學主體性的精神。這本書的出版也是台文館推動文學新南向的重要成果。台文館前館長鄭邦鎮教授及台文筆會理事長陳明仁也都親臨發表會並道出當年廖瑞銘教授致力推廣台灣語文的秘辛。

越南社科院文學所所長阮登疊教授也撰序文稱讚該書的出版能增進越南人對台灣文學的認識。阮教授表示,語言是文化的載體,也是民族文化的重要象徵。他對台灣人努力以台灣母語創作的精神印象深刻,並相信台灣也能和越南一樣回歸以民族母語創作台灣文學。高雄大學東亞語文學系越語組裴光雄教授及陳氏蘭教授也代表越南學者出席發表會並肯定該書對台越文學交流的貢獻。中央廣播電台越南語主播武海燕也現身現場並給予越南文譯本高度評價。

「越南作家協會出版社」為越南作家協會直屬的知名出版社,專門出版文學類別的專書。越南作家協會為越南政府中央級文藝組織,負責越南政府的文藝政策,下轄有國立越南文學館、出版社及電影院等。蔣為文教授表示,台灣和越南雖然沒有正式邦交,但這次在中國打壓下卻仍能獲得越南作家協會出版社同意合作出版。這顯示台越二國的實質交流遠大於形式上的外交,越南已成為我東南亞國家中的重要盟友之一。這次能夠突破中國的戰狼外交,達成文學新南向的目標主要歸功於民間團體長期從事跨國文化交流所建立的深厚友誼。

Lễ ra mắt sách mới:

Đầu lưỡi và ngòi bút: Lịch sử văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan

 

Tác giả GS. TS. Liêu Thụy Minh

Chủ biên GS. TS. Tưởng Vi Văn

DỊCH GIẢ:

Lù Việt Hùng

Phạm Ngọc Thúy Vi

Thái Thị Thanh Thủy

10:30AM 16/7/2020 @ Bảo Tàng Quốc Gia Văn Học Đài Loan

GIỚI THIỆU NỘI DUNG

Quyển sách này được dịch từ quyển cuối cùng trong bộ sách tiếng Trung mang tên Trường biên Lịch sử Văn học Đài Loan (gồm 33 quyển) giới thiệu toàn bộ lịch sử văn học Đài Loan được Bảo Tàng Quốc Gia Văn Học Đài Loan lần lượt xuất bản từ năm 2010 đến năm 2013. Nội dung cuốn sách này tập trung trình bày về sự phát triển của dòng văn học tiếng mẹ đẻ sau phong trào phục hưng tiếng mẹ đẻ trong những năm 80 của thế kỷ 20 ở Đài Loan. Trong nguyên tác, tác giả không đi sâu vào vấn đề ý thức sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ đặc thù, mà tập trung trình bày về các vấn đề chính như sau: quá trình phát triển và các vấn đề gây tranh cãi của phong trào tiếng mẹ đẻ, sự hình thành của các cộng đồng tác gia văn học tiếng mẹ đẻ, một số tác gia và tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học này.

 

[越南社科院文學所阮登疊所長序言]

VĂN HỌC TIẾNG MẸ ĐẺ ĐÀI LOAN:

SỰ TRÌNH HIỆN CỦA MỘT BẢN SẮC

                              

 PGS TS Nguyễn Đăng Điệp

Viện trưởng Viện Văn học,

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

 

       Sẽ ra sao nếu một dân tộc bị mất đi tiếng nói và con người không được kết nối với nhau bằng tiếng mẹ đẻ? Câu hỏi này chạm đến một bi kịch khủng khiếp khi con người bị vong thân ngay trên chính quê hương bản quán của mình. Bởi thế, “Hãy để tôi được nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi” đã trở thành một nhu cầu khẩn thiết của bất cứ cá nhân, dân tộc nào. Một khi tiếng nói mẹ đẻ không còn, người ta sẽ bị bơ vơ về văn hoá vì tiếng mẹ đẻ chính là nhân tố tối quan trọng để hình thành nhân cách và xây dựng hệ giá trị cộng đồng. Để tránh sự bơ vơ và bất an văn hoá, con người phải biết hướng đến nguồn cội để tìm lấy điểm tựa vững chắc nhằm mở ra những dự phóng về tương lai.

        Khởi thuỷ là lời. Ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ, vì thế, đâu phải là những ký hiệu vô tri mà tự nó chính là văn hoá, là lịch sử, là minh chứng về sự hiện hữu của con người và cộng đồng trong vô vàn những kết nối phức tạp, tinh vi. Trong môi trường tiếng mẹ đẻ, con người sẽ hiện lên như những sản phẩm của văn hoá và chính họ là chủ thể sáng tạo văn hoá chứ không phải là những thực thể đến từ hư vô!

       Tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ đã được tổ chức UNESCO công nhận trong phiên họp toàn thể tháng 11/1999 và sau đó được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua trong phiên họp ngày16/5/2007 với lời kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới “thúc đẩy việc bảo tồn và gìn giữ tất cả các ngôn ngữ được nói bởi các dân tộc trên toàn thế giới”. Cũng từ thời điểm này, ngày 21/2 hàng năm được coi là Ngày tiếng mẹ đẻ quốc tế. Đây là dịp để các quốc gia ý thức sâu sắc hơn về sự đa  dạng của ngôn ngữ, là cơ hội để xiển dương sự khoan dung và tinh thần đối thoại văn hoá.

        Tôi đã đọc công trình Đầu lưỡi và ngòi bút- Lịch sử văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan từ một hình dung như thế về ý thức tìm lại tiếng mẹ đẻ trong văn học Đài Loan trong hơn ba thập kỷ qua. Phong trào “phục hưng” tiếng Đài sau nhiều thăng trầm lịch sử, đặc biệt là sau thời đại bị tước đoạt và bị “đánh mất tiếng nói” chính là bằng chứng sinh động cho tinh thần tìm về cội nguồn và niềm tự tôn dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở xứ sở này. Vượt lên những đè nén và áp bức, những mưu đồ đồng hoá và triệt tiêu văn hoá, các tộc người Đài Loan vẫn nỗ lực bảo lưu tiếng mẹ đẻ và dựng lên nền văn học của riêng mình. Ý thức phục hưng mạnh mẽ này có thể coi là hệ quả trực tiếp của môi trường dân chủ xã hội ngày càng mở rộng và tinh thần nhân văn hiện đại ngày càng được đề cao. Từ trong những chuyển động ấy của lịch sử, các tộc người bản xứ Đài Loan đã dần đi tới một thức tỉnh chiều sâu: tìm về tiếng mẹ đẻ, làm cho tiếng mẹ đẻ ngày càng phong phú là nguyên tắc mang tính sống còn để bảo tồn và phát triển văn hoá. Chỉ một khi thấm nhuần sự phát triển mang tính nhân văn này, bản sắc và khả năng lan toả của văn hoá Đài Loan mới thực sự bền vững. Cũng vì lẽ đó, trong cái nhìn của tôi, Đầu lưỡi và ngòi bút- Lịch sử văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan không chỉ dừng lại ở chuyện tái hiện lịch sử văn học tiếng Đài mà hơn thế, nó còn gợi ra những câu chuyện khác hết sức thú vị về lịch sử và văn hoá, về quyền lựa chọn mô hình phát triển của mỗi cá nhân và của từng tộc người ở Đài Loan trong thời đại mới.

 

 

瀏覽數: